Vị trí của hồ Động đình trong sử Việt Hồ Động Đình

Theo các nghiên cứu và các kết quả khảo sát trong những năm 1980-1990 của nhà nghiên cứu Yên tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (Biên cương nước Việt) thì hồ Động Đình chính là nguồn cội của tộc Việt/Bách Việt[cần dẫn nguồn]:

"Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải"...tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay..."

Theo kết luận trên, biên cương phía bắc của Văn Lang là tới hồ Động Đình, xa hơn đỉnh Ngũ Lĩnh vài trăm dặm về phía Bắc[cần dẫn nguồn].